Tìm Hiểu Nu Na Nu Nống Là Gì Và Cách Chơi Chi Tiết Cho Bé

Tìm hiểu về Nu na nu nống là gì

Nu na nu nống là gì và cách chơi như thế nào được mọi người quan tâm tìm hiểu, đặc biệt là các giáo viên và bậc phụ huynh. Trò chơi này khá phổ biến và có ý nghĩa, giúp bé có thể vừa học vừa chơi cùng bạn bè. Cùng tham khảo những thông tin chia sẻ sau đây về trò chơi này nhé. 

Nu na nu nống là gì?

Nu na nu nống là gì mà nhiều phụ huynh thường xuyên cho bé tham gia cùng bạn bè. Trên thực tế, đây là một trò chơi dân gian của trẻ con thuộc đồng bằng Bắc Bộ. Trò chơi này thường xuyên được thầy cô cũng như các bậc phụ huynh bày trẻ nhỏ cùng chơi để dạy các em học hát, học đếm, …

Tìm hiểu về Nu na nu nống là gì
Tìm hiểu về Nu na nu nống là gì

Trò chơi Nu na nu nống và ý nghĩa

Nu na nu nống được xem là trò chơi dân gian được các bé tham gia nhiều? Vậy ý nghĩa của Nu na nu nống là gì?

  • Trò chơi khá đơn giản nên không có giới hạn về độ tuổi. Do đó các bé ở bất kỳ độ tuổi nào cũng có thể tham gia.
  • Nu na nu nống giúp bé tăng tương tác cơ thể và rèn luyện chân tay qua các hoạt động nhẹ nhàng.
  • Trò chơi giúp bé cải thiện kỹ năng ghi nhớ và đếm số. Đặc biệt, việc học thuộc bài đồng dao còn kích thích sự phát triển về não bộ cho các em.
  • Không chỉ vậy, trò chơi có sự tham gia của nhiều bé nên giúp các em có thể hòa đồng, tăng kết nối bạn bè.
Trò chơi Nu na nu nống giúp bé cải thiện nhiều kỹ năng
Trò chơi Nu na nu nống giúp bé cải thiện nhiều kỹ năng

Bài đồng dao Nu na nu nống

Khi tìm hiểu Nu na nu nống là gì thì mọi người sẽ thấy được trò chơi này dựa theo lời bài đồng dao. Bài hát như sau:

Nu na nu nống,

Đánh trống phất cờ.

Mở cuộc thi đua,

Thi chân đẹp đẽ.

Chân ai sạch sẽ,

Gót đỏ hồng hào.

Không bẩn tí nào,

Được vào đánh trống.

 

Nu na nu nống

Cái trống nằm trong

Con ong nằm ngoài

Củ khoai chấm mật

Phật ngồi Phật khóc

Con cóc nhảy ra

Con gà ú ụ

Bà mụ thổi xôi

Ông tôi nấu chè

Chè be chè bét

Cống rè cống rụt

Bụt thụt xuống lỗ

Bụt chẳng ăn xôi.

Hướng dẫn cách chơi Nu na nu

Cách chơi của Nu na nu nống là gì? Trên thực tế đây là trò chơi khá đơn giản nên phù hợp với nhiều trẻ. Theo luật chơi thì trong mỗi lần tham gia chỉ có từ  3 đến 10 bé cùng chơi. Các bé cùng ngồi sát vào nhau, duỗi chân và cầm tay, vừa nhịp tay vừa hát bài đồng dao. Nếu số lượng các bé tham gia nhiều thì kết thành vòng tròn sẽ dễ chơi và vui hơn.

Sau khi ổn định chỗ ngồi, các bé sẽ chính thức bắt đầu trò chơi. Các bé sẽ bắt đầu hát bài đồng dao và bắt đầu bằng từ “nu”. Mỗi từ được hát sẽ đập nhẹ vào chân bé. Ví dụ từ “nu” đập vào chân bé thứ nhất thì thì “na” đạp vào bé thứ 2, “nu” lại đập vào bé thứ 3, … Quá trình chơi cứ tiếp diễn đến khi hết bài hát.

Vậy luật chơi của Nu na nu nống là gì? Thường thì trong trò chơi này, mỗi khi đến từ “trống” thì bé sẽ co chân lên. Bé nào cho hết hai chân lên trước thì chiến thắng còn bé cuối cùng sẽ tính là thua cuộc.

Cách chơi của Nu na nu nống 
Cách chơi của Nu na nu nống

Các dị bản khác của đồng dao Nu na nu

Bên cạnh bài đồng dao trên thì dị bản của Nu na nu nống là gì? Trong dân gian, Nu na nu nống còn có 5 dị bản khác gồm:

Dị bản thứ 1 

Nu na nu nống là gì và có dị bản nào? Sau đây là bài dị bản đầu tiên mà mọi người nên biết:

Nu na nu nống

Cái trống nằm trong

Con ong nằm ngoài

Củ khoai chấm mật

Phật ngồi phật khóc

Con cóc nhảy ra

Con gà ú ụ

Nhà mụ thổi xôi

Nhà tôi nấu chè

Tay xòe tay thụt.

Bài dị bản thứ 2 

Dị bản 2 của bài đồng dao Nu na nu nống là gì? Các bé sẽ thấy bài đồng dao dị bản thứ 2 là:

Nu na nu nống

Cái trống nằm trong

Con ong nằm ngoài

Củ khoai chấm mật

Phật ngồi Phật khóc

Con cóc nhảy ra

Con gà ú ụ

Bà mụ thổi xôi

Ông tôi nấu chè

Chè be chè bét

Cống rè cống rụt

Bụt thụt xuống lỗ

Bụt chẳng ăn xôi

Dị bản thứ 2 của Nu na nu nống 
Dị bản thứ 2 của Nu na nu nống

Dị bản thứ 3

Trong khi đó, bài đồng dao dị bản thứ 3 của Nu na nu nống sẽ là:

Trồng đậu trồng cà

Hòa hòe hoa khế

Khế ngọt khế chua

Cột đình cột chùa

Hai tay ông cột

Cây cam cây quýt

Cây mít cây hồng

Cây đa cây nhãn

Ai có chân, có tay thì rụt.

Dị bản Nu na nu nống thứ 4

Dị bản thứ 4 của Nu na nu nống là:

Nu na nu nống,

Thằng cộng, các cạc,

Chân vàng, chân bạc.

Đá xỉa, đá xoi,

Đá đầu con voi,

Đá lên, đá xuống,

Đá ruộng bồ câu,

Đá râu ông già,

Đá ra đường cái,

Gặp gái đi đường.

Có phường trống quân,

Có chân thì rụt.

Dị bản thứ 5 của Nu na nu nống

Dị bản Nu na nu nống là gì? Trong Nu na nu nống, chúng ta có bài đồng dao dị bản thứ 5:

Nu na nu nống,

Cái cống càng cạng,

Đá rạng đôi bên,

Đá lên đá xuống,

Đá ruộng bồ câu,

Đá đầu con voi,

Đá xoi đá xỉa,

Đá nửa cành xung,

Đá ung trứng gà,

Đá ra đường cái,

Gặp gái giữa đường,

Gặp phường trống quân,

Có chân thì rụt.

Kết luận

Nu na nu nống là gì được các bậc phụ huynh và giáo viên tìm hiểu để cho các bé tham gia. Trò chơi đơn giản nhưng ý nghĩa, phù hợp với nhiều bé ở các độ tuổi khác nhau.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *